-- hoặc --
Từ những vật dụng nhỏ bé quen thuộc quanh ta, năm 1921, Giovanni Alessi đã đưa tên tuổi Alessi đến với người dùng nước Ý. Bắt đầu là những sản phẩm được làm bằng kim loại với phương pháp gia công nguội bởi các công nhân lành nghề tại nhà máy Crusinallo ở Brilliantn. Theo thời gian và nhu cầu của con người hiện đại, năm 1950, Alessi đã từ bỏ việc sử dụng kim loại, thay vào đó là dùng nhiều nguyên vật liệu khác như sứ, thủy tinh, gỗ và nhựa… và chuyển đổi sản xuất thủ công sang công nghiệp để cho ra đời nhiều sản phẩm chuyên dụng hơn cho nhiều đối tượng như nhà hàng, khách sạn, quán bar. Song hành cùng các nhà thiết kế Alessi, thì việc hợp tác với các nhà thiết kế bên ngoài cũng đã đem đến nhiều sản phẩm khác biệt và đạt chất lượng cao.
1 sản phẩm không đơn thuần là thực hiện chức năng “gia dụng” mà còn đi suốt với nhiều thế hệ. Để làm được điều này, giữa thập niên 70 và 80, Alberto Alessi đã biến công ty thành nhà máy mơ ước, nhà máy của tưởng tượng, ở đó, các nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm, ngoài các công dụng định sẵn, thì nó chính là mơ ước của người dùng mà các chuyên gia đã tưởng tượng ra. Điều này, đưa tên tuổi Alessi đến với nhiều thế hệ hơn. Và đây cũng chính là điểm khác biệt của thương hiệu mang tên Alessi này. Đi lên cùng sự phát triển của xã hội cũng như làm mới các thiết kế của mình, năm 1983, sự ra đời của “Tea & Coffee Pizza” đã đánh dấu mạnh tên tuổi của Alessi đến với công chúng, các nhà phê bình và càng khẳng định Alessi là một trong những nhà máy thiết kế tiêu biểu, uy tín của nước Ý lúc bấy giờ. Bất kỳ một ‘hoạt động’ nào thành công cũng phải kể đến yếu tố con người. Sự thành một phần lớn là nhờ sự đóng góp của các chuyên gia thiết kế. Hai cái tên được nhắc đến nhiều trong sự kiện lần này là: Aldo Rossi và Michael Graves.
Thành công nối tiếp thành công, vào những năm 2000, “Tea & Coffee Towers” vang dội mạnh mẽ sau “Tea & Cofffe Pizza”. Lúc này, Alessi đã hợp tác với nhiều nhà thiết kế mới – khác nhau về quốc tịch, tuổi tác, văn hóa, cách tiếp cận thiết kế và tạo ra các sản phẩm công nghiệp không chỉ khác nhau về chất liệu mà còn sâu sắc hơn, hướng đến người dùng hơn như chính cái tên NHÀ MÁY MƠ ƯỚC ở giữa thập niên 70 và 80.